
Cá tra Việt Nam: Từ “nhà” ra thế giới
- Diễn đàn doanh nghiệp
- Tháng Chín 5, 2010
- 81

Thứ hai, chi phí nuôi cao so với giá bán thấp. Do thị trường cá tra phát triển nhanh trong vài năm qua, nên các nhà nuôi cá Việt Nam đã nhanh chóng quay sang nuôi cá tra. Điều này dẫn đến thiếu hụt nguồn cung cấp cá giống và thức ăn có chất lượng cho cá, đưa đến chi phí nuôi tăng cao. Kết hợp với những tác dụng tiêu cực từ Mỹ, như đã đề cập ở trên, người nuôi cá hiện đang đối mặt với lợi nhuận giảm, và trong nhiều trường hợp bị lỗ. Do đó nhiều người ngưng nuôi cá tra vì chi phí bỏ ra quá cao. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, diện tích nuôi cá tra tại khu vực đồng bằng sông MêKông đã giảm 20% – 30% từ đầu năm 2009. Dự kiến trong năm 2010 sẽ giảm đến 30%-40% nếu tình hình không được cải thiện.
Trong cố gắng xác định mô hình làm việc tốt nhất cho sự phát triển bền vững trong công nghiệp, chúng ta chỉ có thể nhận dạng được một vài công ty đơn lẻ đã đối phó được những thách thức này. Các công ty này đã thiết lập những vị thế then chốt giống nhau chẳng hạn như nhận các chứng nhận từ những tổ chức quốc tế độc lập có uy tín và đưọc tin cậy khắp thế giới. Những chứng nhận này xác nhận rằng sản phẩm thực phẩm của nhà chế biến được thế giới công nhận là sản phẩm chất lượng, an toàn và trung thực cao nhất. Các công ty này, với hệ thống phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng nội bộ, tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng trong tất cả các giai đoạn: từ nuôi cá và thức ăn đến thành phẩm và hậu cần. Các công ty này cũng đã chứng tỏ thành công trong việc tuân thủ tất cả các Luật chống bán phá giá Mỹ, đưa đến thuế nhập khẩu chống phá giá 0%.
Trong những nỗ lực xác nhận mức thâm nhập của các doanh nghiệp Việt Nam với thương hiệu của chính họ tại thị trường Mỹ, trong số các công ty trên chỉ có một công ty thể hiện được nỗ lực này, đó là công ty QVD từ Đồng Tháp, thương hiệu của QVD như BasaVina Pearl, BasaVina Ruby và Vina Blue đã trở thành sự lựa chọn ưa chuộng của những nhà hàng chất lượng hàng đầu, các hệ thống phân phối lẻ, cũng như các công ty phân phối thực phẩm tại Mỹ. Chúng tôi đã tiếp cận với QVD để tìm hiểu cách thực hiện thành công của họ tại thị trường Mỹ, vượt qua những rào cản của hệ thống hậu cần phân phối của Mỹ và các rào cản thương mại như thế nào.
Ông Quý cũng chia sẻ:“Chính phủ Việt Nam và VASEP đã có những hoạt động vô cùng quý giá trong việc bảo vệ quyền lợi cho ngành của chúng tôi. Chúng tôi mong muốn mọi thành viên của ngành trong nước cũng như các nhóm đối tác kinh doanh tại Mỹ cùng nhau hợp tác để đối diện với những thách thức tại Mỹ một cách tích cực hơn. Sẽ tới lúc mà mọi thành viên của ngành trong nước, kể cả QVD, sẽ có thể cùng tiến những bước cao hơn và xây dựng một hình ảnh Việt Nam được nể trọng xứng đáng. Chúng tôi rất hãnh diện là một trong vài tổ chức có thương hiệu thành công ở thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, chúng tôi cũng biết rằng nếu có nhiều tổ chức cùng phối hợp và hoạt động với nhau chúng ta sẽ đứng một vị thế còn tốt hơn nữa. QVD sẵn sàng chia sẻ và dẫn đường”.
Nuôi cá Tra, một hoạt động thực tiễn thân thiện với môi trường, đã tăng trưởng từ không có gì đến trở thành một công nghiệp có tầm cỡ đáng kể chỉ trong vài thập niên qua. Hỗ trợ cho hàng chục ngàn gia đình tại vùng đồng bằng sông MêKông, ngành công nghiệp này đã đạt được nhiều thành tựu trong khi vẫn đối diện với rất nhiều thách thức. Có lẽ thực tiễn nhất để bảo đảm rằng đó là một ngành công nghiệp bền vững là học hỏi từ những công ty dẫn đầu như QVD: những nhà cách tân trong chất lượng sản phẩm và phương pháp thâm nhập các thị trường nước ngoài một cách thành công.
Theo Thi Vân